Kế hoạch tổ chức phong trào thi đua “An toàn thực phẩm” ngành Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn quận Hà Đông năm 2023

Thứ hai - 20/02/2023 15:49
Kế hoạch tổ chức phong trào thi đua “An toàn thực phẩm” ngành Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn quận Hà Đông năm 2023
Kế hoạch tổ chức phong trào thi đua “An toàn thực phẩm”  ngành Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn quận Hà Đông năm 2023
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Thực hiện có hiệu quả Luật An toàn thực phẩm và các văn bản hướng dẫn thi hành, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lý, nhà giáo, công nhân viên và phụ huynh, học sinh về quyền lợi và nghĩa vụ trong sản xuất, chế biến, kinh doanh và sử dụng thực phẩm; tạo thói quen không tiêu dùng thực phẩm không rõ nguồn gốc, thói quen sử dụng bao bì thực phẩm an toàn, không sử dụng hóa chất độc hại, chất cấm trong nuôi trồng thực phẩm...
2. Tăng cường vai trò trách nhiệm của các cấp quản lý giáo dục, các tổ chức đoàn thể, Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc phối hợp thực hiện đúng các quy định về ATTP trong trường học. Khống chế ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.
3. Kịp thời tôn vinh, khen thưởng, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua An toàn thực phẩm ngành GDĐT.
II. Mục tiêu
1. Phấn đấu 100% các cơ sở giáo dục trên địa bàn tổ chức tuyên truyền về ATTP; trên 80% cán bộ giáo viên, học sinh có kiến thức đúng về ATTP.
2. 100% các nhà trường có bếp ăn tập thể,  được tập huấn về ATTP; phấn đấu 100% cán bộ quản lý ATTP, người trực tiếp liên quan đến thực phẩm có kiến thức, thực hành đúng về ATTP; khám sức khỏe định kỳ theo quy định.
3. 100% các nhà trường có bếp ăn tập thể ký hợp đồng với các cơ sở cung ứng xuất ăn, thực phẩm, rau an toàn. 100% các cơ sở giáo dục cung cấp đủ nước uống đảm bảo chất lượng cho học sinh và giáo viên.
4. Phấn đấu không có vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng xảy ra trong trường học.
III. Nội dung, giải pháp thực hiện phong trào thi đua
1. Đối tượng thi đua:
- Các trường mầm non, tiểu học, THCS và chủ các cơ sở mẫu giáo độc lập; các cá nhân thuộc các đơn vị trên.
- Các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm và học sinh các trường trên địa bàn quận.
2. Chỉ tiêu thi đua
Thi đua hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu theo kế hoạch, chương trình của UBND quận và chỉ tiêu Ngành giáo dục giao cho các đơn vị hàng năm.
 3. Nội dung và giải pháp
3.1 Thi đua thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước
- Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch, an toàn thực phẩm ngành GDĐT; Xây dựng kế hoạch triển khai công tác ATTP từng năm học.
- Phối hợp với cơ quan quản lý các cấp về ATTP tăng cường kiểm tra, giám sát công tác ATTP, công tác nước sạch, vệ sinh môi trường…trong các cơ sở giáo dục. Tiếp tục chỉ đạo xây dựng và triển khai nhân rộng các mô hình điểm “Bếp ăn tập thể an toàn”.
- Phối hợp tổ chức đào tạo, tập huấn bồi dưỡng kiến thức về ATTP cho cán bộ quản lý và những người liên quan về ATTP tại các bếp ăn bán trú.
- Lưu trữ số liệu, báo cáo kết quả hoạt động (theo yêu cầu của thường trực BCĐ ATTP thành phố tại CV số 2616/SYT-ATTP) cho các cấp quản lý giáo dục: Các trường Mầm non, Tiểu học, THCS báo cáo về phòng GDĐT, phòng tổng hợp báo cáo Sở GDĐT;
- Thực hiện báo cáo đột xuất khi có các vấn đề ATTP phát sinh tại địa phương; báo cáo về ngộ độc thực phẩm với cơ quan chức năng tại địa phương và các cấp quản lý giáo dục ngay khi có sự cố về an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm (quy định tại Quyết định số 01/2006/QĐ-BYT ngày 09/01/2006) và phối hợp triển khai có hiệu quả các biện pháp xử lý và khắc phục hậu quả theo quy định.
3.2 Thi đua thực hiện tốt công tác thông tin, truyền thông.

- Tiếp tục tuyên truyền cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên y tế, người trực tiếp chế biến thực phẩm và nhân viên nuôi dưỡng về “Luật An toàn thực phẩm” và các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác ATTP trong trường học: Thông tư liên bộ số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016; Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12/9/2012 của Bộ Y tế; Thông tư số 30/2012/TT-BYT ngày 05/12/2012 của Bộ Y tế; Thông tư 47/2014/TT-BYT ngày 11/12/2014 của Bộ Y tế; Chỉ thị 10-CT/TU ngày 27/10/2016 của Thành ủy Hà Nội ; Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 22/12/2014 về việc đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về ATTP cho học sinh, tập trung vào các nội dung như vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, sử dụng phụ gia thực phẩm an toàn, kiểm soát thực phẩm an toàn, nhận biết sử dụng thực phẩm, thức ăn đảm bảo an toàn, điều kiện, thời gian bảo quản thực phẩm; trách nhiệm trong việc sản xuất kinh, doanh thực phẩm an toàn…giúp các em nhận thức và thực hành đúng, hướng dẫn học sinh rửa tay và giữ gìn bàn tay sạch phòng chống bệnh truyền nhiễm đặc biệt các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các bậc phụ huynh trong việc tổ chức bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng, ATTP cho học sinh tại gia đình và phối hợp với nhà trường tổ chức bữa ăn bán trú cho học sinh đảm bảo ATTP.
- Đổi mới hình thức tuyên truyền: tích hợp trong các bài giảng chính khóa môn sinh học, giáo dục công dân…tổ chức nói chuyện dưới cờ theo chủ đề, tổ chức tọa đàm…., tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, tham quan học tập…. Tuyên truyền giới thiệu các đơn vị làm tốt, các mô hình điểm về bếp ăn bán trú trên cơ quan thông tin đại chúng tại địa phương để nhân dân hiểu và phối hợp hỗ trợ các cơ sở giáo dục về mọi mặt.
          - Hưởng ứng có hiệu quả các hoạt động truyền thông trong Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh ATTP, các đợt cao điểm Tết nguyên đán, Tết trung thu. Mỗi cơ sở giáo dục tổ chức ít nhất 1 hoạt động ngoại khóa/năm học về ATTP. Các trường học có bếp ăn tập thể phải tổ chức tập huấn công tác ATTP ít nhất 1 lần/năm học, phấn đấu đạt “Bếp ăn tập thể an toàn”
3.3. Thi đua thực hiện tốt công tác đảm bảo các điều kiện chế biến và tổ chức bữa ăn tập thể cho học sinh tại các trường có tổ chức bán trú:
3.3.1. Đảm bảo 100% các cơ sở giáo dục có bếp ăn tập thể, trường học thực hiện đúng các quy định về ATTP; hoàn thiện hồ sơ pháp lý, bố trí nhân lực theo quy định để được ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến thực phẩm, phục vụ ăn uống phải tuân thủ đúng các quy định về ATTP trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; được cấp giấy xác nhận kiến thức và khám sức khỏe theo quy định.
- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc ký kết hợp đồng có thỏa thuận chặt chẽ mua thực phẩm, suất ăn bán trú cho học sinh ở những cơ sở được phép sản xuất, kinh doanh thực phẩm có Giấy chứng nhận“Cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm”; các cơ sở cung cấp suất ăn phải có địa điểm không quá xa với trường học. Duy trì kiểm tra chất lượng, nguồn gốc thực phẩm của cơ sở cung ứng thực phẩm, suất ăn; kiên quyết không để các đơn vị cung cấp thực phẩm, chế biến suất ăn không bảo đảm các quy định về ATTP cung cấp dịch vụ ăn uống cho nhà trường.
- Thực hiện đúng các nguyên tắc quản lý nuôi dưỡng. Đảm bảo chất lượng bữa ăn, khẩu phần ăn của học sinh. Thực hiện nghiêm việc công khai thực đơn, thực phẩm, đơn giá hàng ngày; thực hiện chế độ ăn theo lứa tuổi. Cải tiến món ăn và phối hợp món ăn trong ngày hợp lý. Áp dụng phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng học đường tại các trường tiểu học có bán trú phù hợp với thức tế của địa phương.
3.3.2. Thành lập Ban chỉ đạo bán trú, lập các tổ phục vụ bán trú (tổ tiếp phẩm, tổ cấp dưỡng, tổ quản sinh..); quy định trách nhiệm cho từng tổ, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Hằng ngày, phân công lãnh đạo nhà trường trực bán trú, phân công người giao nhận thực phẩm, kiểm soát hóa đơn, giấy tờ kiểm dịch…, kiểm tra chất lượng, định lượng thực phẩm tươi sống, giám sát khâu chế biến, chia, cấp phát thức ăn, lưu mẫu thức ăn theo quy định.
- Thực hiện công tác tự kiểm tra hàng tuần, hàng tháng ghi đầy đủ biên bản kiểm tra. Tăng cường vai trò của các tổ chức đoàn thể và vai trò giám sát của Ban đại diện cha mẹ học sinh trong công tác ATTP.
- Định kỳ tổ chức họp Ban chỉ đạo và các tổ phục vụ bán trú để trao đổi, rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời những tồn tại
- Lập, lưu trữ hồ sơ sổ sách theo quy định, cập nhật ghi chép đầy đủ hàng ngày (sổ kiểm thực 3 bước, sổ lưu mẫu thức ăn…).
3.3.3. Thực hiện cải tạo cơ sở vật chất phục vụ bán trú.Tăng cường đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác nuôi dưỡng theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, đảm bảo an toàn, hợp vệ sinh.
3.4 Thi đua thực hiện tốt công tác đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường:
- Các cơ sở giáo dục phải cung cấp đủ nước sạch trong sinh hoạt và ăn, uống cho giáo viên và học sinh. Các bể chứa nước phải có nắp đậy, lưới chống côn trùng và khóa an toàn; định kỳ thau rửa vệ sinh theo quy định.
- Các cơ sở giáo dục sử dụng nước uống tinh khiết đóng chai, đóng bình phải ký hợp đồng có thỏa thuận chặt chẽ và chỉ sử dụng các sản phẩm nước uống đóng chai, đóng bình đã được công bố hợp quy của các cơ sở sản xuất được cấp giấy chứng nhận “Cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm”. Định kỳ nhà trường lấy mẫu xét nghiệm tự kiểm theo hướng dẫn (6 tháng/lần).
- Đảm bảo vệ sinh môi trường, cống rãnh thoát nước, nhà vệ sinh… duy trì chế độ vệ sinh hàng tuần và thu gom rác thải hàng ngày. Có máng rửa tay, cung cấp đủ nước sạch và xà phòng rửa tay cho học sinh
3.5. Tổ chức phong trào thi đua “An toàn thực phẩm” ngành GDĐT
Cụ thể hóa các nội dung thi đua bằng các tiêu chí thi đua cụ thể, xây dựng bảng kiểm theo dõi và đánh giá thi đua các cơ sở giáo dục.
Tổng kết đánh giá, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào thi đua “An toàn thực phẩm”, đặc biệt là khen thưởng thành tích xuất sắc đột xuất: phát hiện, nhân rộng các điển hình tiên tiến, các mô hình mới.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bộ giáo dục và đào tạo
Mas
Vnedu
Phần mềm quản lý
Network and partners
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập16
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm13
  • Hôm nay1,523
  • Tháng hiện tại51,223
  • Tổng lượt truy cập1,182,293
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây